Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội.....Thủ Lệ, Cầu Giấy thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.
HOÀN LONG là một huyện cũ tại Hà Nội dưới thời thuộc Pháp . Huyện này có địa giới hành chính gần như bao quanh khu nhượng địa Hà Nội.
Tháng 8 năm 1899, Thống sứ Bắc Kỳ quyết định xóa bỏ huyện Vĩnh Thuận, đồng thời lấy nốt phần đất còn lại của hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận và một số xã thôn thuộc hai huyện Từ Liêm, Thanh Trì lập thành một huyện mới có tên là Hoàn Long, có vai trò là khu vực ngoại thành của Hà Nội.
Tên gọi Hoàn Long có nghĩa là « bao quanh con rồng ». Lỵ sở huyện Hoàn Long đặt tại Thái Hà Ấp, tức thái ấp của Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải.
Cuối năm 1914, Toàn quyền Đông Dương quyết định bãi bỏ khu ngoại thành Hà Nội và sáp nhập huyện Hoàn Long vào tỉnh Hà Đông.
Đến năm 1942, chính quyền lại quyết định mở rộng khu nhượng địa, theo đó huyện Hoàn Long cùng với 22 xã thuộc phủ Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội, lập thành « Đại lý đặc biệt Hà Nội » (Délégation spéciale de Hanoi), cũng được gọi là Đại lý Hoàn Long.
Vào năm 1947, Đại lý Hoàn Long gồm 5 quận: Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quảng Bá, Quỳnh Lôi và Văn Điển.
Đại lý Hoàn Long tồn tại đến năm 1954 thì chính thức bị bãi bỏ.
Trong kháng chiến chống Pháp, làng Thủ Lệ nhập với các làng Vĩnh Phúc, Cống Vị thành xã Phúc Lệ thuộc quận I (từ năm 1961 là khu phố Ba Đình), ngày nay Thủ Lệ là một bộ phận của phường Cống Vị, quận Ba Đình
ĐỀN VOI PHỤC còn gọi là đền Linh Lang nằm trên phố Kim Mã, cạnh công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội), là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn- trấn Tây của thành Thăng Long xưa.
Đền Voi Phục được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) đời Lý Thánh Tông ở góc phía Tây Nam thành Thăng Long cũ, thờ Linh Lang Đại vương – thần Linh Lang.
Theo sử sách ghi lại, thần Linh Lang là hoàng tử nhà Lý – Hoằng Chân, con vua Lý Thánh Tông, đã giúp vua cha chống quân xâm lược Tống bên bờ sông Như Nguyệt (sông Cầu nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) và đã hy sinh.
Để ghi nhớ công lao của hoàng tử, Đức vua Lý Thánh Tông đã sắc phong cho Hoàng tử là Linh Lang Đại vương và cho xây dựng đền thờ và cho tạc hai con voi đá nằm phủ phục trước cửa đền, sau này, dân chúng cầu đảo gọi luôn là đền Voi Phục.
LÀNG YÊN THÁI vốn từ thời Lý có tên gọi là phường Tích Ma, huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Từ đời Minh Mệnh, phường Tích Ma được đổi thành một đơn vị hành chính mới gọi là xã Yên Thái với ba thôn là An Đông, An Thọ và Yên Thái. Ba thôn, nay là ba khối cụm dân cư thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Làng nghề giấy dó Yên Thái, trong “Dư địa chí” (viết năm 1435), Nguyễn Trãi đã đề cập đến phường Yên Thái ở Thăng Long gồm nhiều làng: Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ, Yên Thái, Nghĩa Đô làm ra nhiều loại giấy: giấy sắc (để viết sắc của vua ban), giấy lệnh (để viết các lệnh chỉ của vua), giấy bản (phục vụ dân dụng), giấy quỳ …
HUYỆN THANH TRÌ trước năm 1945 thuộc Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc Phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã.
Khu vực Bằng Liệt
Khu vực Định Công
Khu vực Định Công
Bình luận của bạn