Ảnh mầu Việt Nam của LÉON BUSY (2)

Thứ 6, 17/02/2023, 10:23 (GMT+7)

Chia sẻ

Những bức ảnh màu đầu tiên về Hà Nội.....Hồ Gươm, Văn Miếu thuở còn nguyên sơ với những con đường đất hay các cô gái trong chiếc áo yếm hiện lên sống động qua tác phẩm của nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy.

048-1.jpg

049-1.jpg

050-1.jpg

051-1.jpg

052-1.jpg

053-1.jpg

054-1.jpg

055-1.jpg

056-1.jpg

057-1.jpg

058-1.jpg

059-1.jpg

060-1.jpg

061-1.jpg

062-1.jpg

063-1.jpg

064-1.jpg

065-1.jpg

066-1.jpg

067-1.jpg

068-1.jpg

069-1.jpg

070-1.jpg

071-1.jpg

072-1.jpg

073-1.jpg

074-1.jpg

075-1.jpg

076-1.jpg

077-1.jpg

078-1.jpg

079-1.jpg

080-1.jpg

081-1.jpg

082-1.jpg

083-1.jpg

Đền Quán Thánh, tên chữ là Trấn Vũ Quán, có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, là một trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long khi xưa (Thăng Long tứ trấn). Bốn ngôi đền đó là:
✧ Đền Bạch Mã – Bạch Mã tối linh từ (trấn giữ phía Đông kinh thành)
✧ Đền Voi Phục – Tây trấn từ (trấn giữ phía Tây kinh thành)
✧ Đền Kim Liên – Kim Liên từ (trấn giữ phía Nam kinh thành)
✧ Đền Quán Thánh – Trấn Vũ quán – (trấn giữ phía Bắc kinh thành).

084-1.jpg

085-1.jpg

086-1.jpg

087-1.jpg

088-1.jpg

089-1.jpg

090-1.jpg

091-1.jpg

092-1.jpg

093-1.jpg

094-1.jpg

095-1.jpg

096-1.jpg

097-1.jpg

098-1.jpg

099-1.jpg

100-1.jpg

101-1.jpg

102-1.jpg

103-1.jpg

104-1.jpg

105-1.jpg

106-1.jpg

CHÙA MỘT CỘT có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺) tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺), có nghĩa là ngôi chùa « Phúc lành dài lâu ».

Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông nay đã không còn.

Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

107-1.jpg

108-1.jpg

109-1.jpg

120-1.jpg

121-1.jpg

122-1.jpg

123-1.jpg

124-1.jpg

125-1.jpg

THÁI HÀ ẤP còn được gọi là Ấp Hoàng Cao Khải, là thái ấp của Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải tại Hà Nội dưới thời thuộc Pháp.

Gọi là “Ấp” vì đây là “phần thưởng” của thực dân Pháp cho Hoàng Cao Khải – một nhân vật thân Pháp và làm tay sai đắc lực trong việc đàn áp phong trào Cần Vương của nhân dân ta. Nó giống như là một “thực ấp” của các “đại thần” ngày xưa.

Theo các sử liệu, Hoàng Cao Khải bấy giờ đã có dinh cơ ở phố Tràng Thi, tuy nhiên ông vẫn muốn lập thêm dinh cơ để ở khi về già. Ông quyết định chọn khu vực ruộng trũng, ao hồ của bốn làng: Thịnh Quang, Nam Đồng, Khương Thượng và Yên Lãng (Láng) để xây dựng khu thái ấp, đặt tên là Thái Hà Ấp. Tên gọi Thái Hà được cho là ghép từ hai địa danh Đông Thái (tức làng Đông Thái tại Hà Tĩnh, quê hương của Hoàng Cao Khải) và Hà Nội.

Đến năm 1899, chính quyền thực dân Pháp quyết định thành lập huyện Hoàn Long với vai trò là khu ngoại thành của Hà Nội, Thái Hà Ấp trở thành lỵ sở của huyện này 

126-1.jpg

HOÀNG CAO KHẢI (chữ Hán: 黃高啟; 1850–1933), là nhà văn, nhà sử học và là đại thần thân Pháp dưới triều vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam.
Ông được xem là cộng sự đắc lực của thực dân Pháp vào những năm đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam, bị người Việt coi là Việt gian tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này

127-1.jpg

HOÀNG TRỌNG PHU (chữ Hán: 黃仲敷, 1872 – 1946) tự Văn Mệnh (文命) hiệu Hoa Liễu Lâu (華萼樓) là một quan chức triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp tại Bắc Kỳ.
Ông là thứ nam của quan Khâm sai Kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải. Các anh em con cháu của ông có nhiều người làm quan.
Anh trai là Hoàng Mạnh Trí, làm Tổng đốc Nam Định, em trai là Cử nhân Sen Hồ Hoàng gia Huân.
Vợ cả Hoàng Trọng Phu ở quê tên là Phú là con ông Phan Đình Vận, cháu gọi ông Phan Đình Phùng bằng bác.
Vợ thứ của ông là Đỗ Thị Nhàn con gái Tổng đốc Đỗ Hữu Phương giàu nhất nhì xứ Nam Kỳ.
Con trai ông là Hoàng gia Mô, làm Tri huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng những năm 1930. Con gái ông là Hoàng Thị Lý, có chồng là Tiến sĩ Luật Hồ Đắc Điềm.
Do có nhiều công lao với Nam triều, Tổng đốc Hoàng Trọng Phu được phong Võ hiển điện Đại học sĩ, hàm Thái tử Thiếu bảo, nên được gọi là cụ Thiếu Hà Đông. Năm 1937, ông về nghỉ hưu tại ấp Thái Hà và mất tại đây vào năm 1946, thọ 75 tuổi.
Mới đây, trong cuốn sách Lịch sử Đảng bộ quận Hà Đông (1926 – 2010), NXB Hà Nội (2014) những người biên soạn đã dẫn lại những đánh giá về Tổng đốc Hoàng Trọng Phu của viên Công sứ Pháp ở Hà Đông như sau: “Bằng cách đem lại mối lợi, ông (Hoàng Trọng Phu) đã thành công trong việc thắt chặt dây liên lạc giữa các gia đình, hướng tâm trí người ta vào việc làm ăn, xua đuổi sự nhàn rỗi thường là nguyên nhân sinh ra nhiều tật xấu. Nền kinh tế phát triển giúp cho ông quan đầu tỉnh bản xứ rất lớn trong công việc cai trị về phương diện chính trị”.

128-1.jpg

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu là một trường hợp khá đặc biệt trong hàng ngũ quan lại dưới chế độ thuộc Pháp.

Vượt lên chức trách cai trị của một vị quan, chắc hẳn ông có một tầm nhìn sâu sắc về văn hóa và kinh tế mới có thái độ và những việc làm hữu ích.

Theo một số nhà nghiên cứu thì bên cạnh việc thực thi nhiệm vụ của một quan chức trong chế độ lúc đó, ông là người có tinh thần dân tộc. Ông cùng với anh trai Hoàng Mạnh Trí là Tổng đốc Nam Định đều âm thầm hỗ trợ Phong trào Đông Du bằng cách làm lơ cho Hội Duy tân tuyển chọn và đưa người sang Nhật du học trên địa bàn hai tỉnh này

129-1.jpg

Hoàng Trọng Phu làm Tổng đốc Hà Đông nhưng tham gia nhiều hoạt động chính trị văn hóa xã hội có tư tưởng tiến bộ. Ông cổ súy phong trào chấn hưng Phật giáo tại Bắc kỳ những năm 1930. Ngày 18/11/1934, Hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập, Hoàng Trọng Phu là Danh dự Hội trưởng.
Ông còn cho trùng tu các danh thắng như chùa Trầm ở Chương Mỹ, chùa Bút Tháp phủ Thuận Thành (Bắc Ninh); Chùa Bảo Đài (thuộc quần thể chùa Hương tích (Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội). Tại đây vẫn còn lưu bia ghi về việc này.
Ông mở mang xây dựng ấp Thái Hà, đặc biệt khu lăng mộ của Hoàng Cao Khải và gia tộc họ Hoàng với kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc độc đáo, đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1961.
Ông là thành viên Hội đồng quản lý Hội Khai trí Tiến đức – một hiệp hội tư lập từ năm 1919 với chủ trương giao lưu văn hóa giữa trào lưu Tây học và học thuật truyền thống Việt Nam, chủ trương mở rộng con đường thâu nhận kiến thức Tây phương để phát triển xã hội, đề cao tiếng Việt, chữ Quốc ngữ, danh nhân văn hóa.
Ông còn là Chủ tịch Ủy ban tương tế xã hội trung ương Bắc Kỳ, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Bản xứ Bắc Kỳ.

130-1.jpg

Tổng đốc Hoàng Trọng Phu là người rất yêu và dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu và phát triển các nghề truyền thống ở Hà Đông. Ông nhìn thấy không chỉ các giá trị văn hóa độc đáo của các nghề, làng nghề mà cả ý nghĩa, vai trò kinh tế của nó với đời sống dân sinh. Ông đã viết cuốn Les Industries Familiales de Hadong (Nghề truyền thống Hà Đông) mô tả chi tiết về các làng nghề truyền thống của tỉnh Hà Đông. Ông thống kê được toàn tỉnh Hà Đông có 136 ngành nghề thủ công với nhiều sản phẩm nổi tiếng, nhất là ngành tơ lụa, khảm trai, thêu ren.

Không dừng lại đó, ông đã đóng góp nhiều công sức phát triển các làng nghề, góp phần giải quyết vấn đề dân sinh. Ông đã khôi phục các làng nghề cho tỉnh Hà Đông vốn đã nổi tiếng với « the La, lụa Vạn, chồi Phùng ». Ông quan tâm phát triển làng nghề lụa Vạn Phúc trở thành một “mô hình” mẫu về kinh tế làng nghề thủ công. Ông mời nghệ nhân điêu khắc gỗ Nguyễn Văn Đông ở làng Nhân Hiền, phủ Thường Tín về làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Bách nghệ; thành lập Hội Tiểu canh nông công nghệ Hà Đông.

Ông cử các phái đoàn mang sản phẩm thủ công (the, lụa, mây tre đan) tham dự triển lãm tại Paris (Pháp). Nhiều lần chính ông đã chu cấp tiền cho người Vạn Phúc mang lụa đi tham gia triển lãm ở Paris. Nhờ đó làng nghề ngày càng phát triển, sản phẩm ngày càng nhiều, càng tốt, đời sống của người dân khấm khá hơn nhiều.

Để mở mang thêm ngành nghề và nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm, ông còn chọn các nghệ nhân đưa sang Trung Quốc học nghề lụa tơ tằm, sang Nhật học sơn mài, rồi cả nghề mộc, nghề bạc. Để tôn vinh và quảng bá sản phẩm, ông mở bảo tàng mỹ nghệ cho các nghệ nhân ở La Cả, La Khê. 

131-1.jpg

Bốn người con của Ông Hoàng Trọng Phu

132-1.jpg

133-1.jpg

134-1.jpg

135-1.jpg

137-1.jpg

138-1.jpg

Mộ của Hoàng Cao Khải nằm ở khu vực ấp Thái Hà cũ, nay nằm ở ngõ 252, phố Tây Sơn (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội). Di tích này ít được chăm sóc, đến nay khá là hoang phế.

Khu di tích có tính đặc thù cao về kiến trúc, được xây dựng năm 1893. Nằm rải rác ở khu vực phía Tây gò Đống Đa, gồm nhiều công trình kiến trúc tinh xảo được đánh giá là đạt đến trình độ kỹ thuật cao tay trong nghệ thuật điêu khắc đá của người Việt.

Khu lăng mộ Hoàng Cao Khải được xếp hạng di tích quốc gia năm 1962.

139-1.jpg

140-1.jpg

141-1.jpg

Nguồn

Bình luận của bạn

Tin khác