Năm 1908, ông chủ nhà băng người Pháp Albert Kahn tặng cho một nhóm nhiếp ảnh gia máy chụp hình màu đầu tiên của thế giới. Họ đã tạo ra "kho tư liệu hành tinh": bộ sưu tập hơn 72.000 hình chụp tại hơn 50 nước, trong đó có Việt Nam.
✧ Từ 1908 đến 1930, Albert Kahn đã dùng tài sản của ông để tạo ra bộ sưu tập hình màu quan trọng nhất thế giới.
Khi Kahn bắt đầu dự án, ảnh chụp màu mới chỉ ở giai đoạn phôi thai.
Chỉ một năm trước dự án, hai anh em Auguste và Louis Lumiere mới giới thiệu quy trình xử lý bằng kính ảnh màu năm 1907.
Ngay lập tức, Kahn mua một cái và kinh ngạc vì những bức hình chụp tuyệt đẹp.
Kahn tin rằng ông có thể dùng hệ thống mới để cổ vũ hòa bình và sự hiểu biết giữa các nền văn hóa.
● DỰ ÁN THAM VỌNG
✧ Thế là ông bỏ tiền thuê các nhiếp ảnh gia, gửi họ tới hơn 50 nước. Họ đã đem về hơn 72.000 tấm hình màu cùng 100 giờ quay phim, ghi lại những lễ nghi tôn giáo, nghi thức văn hóa cùng những sự kiện chính trị.
✧ Họ đến cả Việt Nam, Brazil, Mông Cổ, Na Uy, Nhật Bản, Benin.
Một dự án như thế rất tốn tiền, thế mà Kahn đã tài trợ cho nó hơn 20 năm.
Thường thường, nhóm chụp ảnh chứng kiến những khoảnh khắc quan trọng trong lịch sử quốc gia họ đến.
Họ ghi lại sự sụp đổ của Đế chế Áo - Hung và Ottoman, cùng sự ra đời của các nước tại châu Âu và Trung Đông.
Trong Thế chiến 1, nhóm nhiếp ảnh đã quan sát những người lính trong khi họ nấu ăn, giặt giũ.
Rõ ràng Kahn hy vọng có đủ tiền để thực hiện dự án mãi mãi.
Đầu năm 1929, ông vẫn là một trong những người giàu nhất châu Âu.
Nhưng đến cuối năm đó, Cơn sốc phố Wall đã làm sụp đổ đế chế của Kahn.
Kahn qua đời năm 1940. Ngày nay, di sản của ông là để lại bộ sưu tập ảnh màu quan trọng nhất khi công nghệ này còn ở giai đoạn phôi thai.
LÉON BUSY (19 tháng 4 năm 1874, Paris – 1951, Paris) là một nhiếp ảnh gia người Pháp, đã biên tập và đóng góp nhiều bộ sưu tập ảnh về thuộc địa Đông Dương, Angkor và đời sống hàng ngày của Đông Nam Á.
✧ Xuất thân là một quân nhân (tốt nghiệp trường Bách khoa nổi tiếng) trong quân đội thuộc địa Pháp từ năm 1895 đến năm 1920, ông đã đóng góp cho nhiều Triển lãm thuộc địa ở Paris trong những năm 1920 và 1930.
Ông trở lại Đông Dương vào năm 1921 để chụp ảnh Angkor và Campuchia cho bộ sưu tập ảnh và phim khổng lồ “Archives de la planète” do chủ ngân hàng và người làm từ thiện Albert Kahn thành lập. Kahn khuyến khích Busy dùng máy ảnh với kỹ thuật autochrome do anh em Lumière phát minh, mà lần đầu ông xem được trong buổi chiếu năm 1909 của nhiếp ảnh gia người Pháp Jules Gervais-Courtellemont.
✧ Từ năm 1926 đến tháng 5 năm 1931, Busy lãnh đạo Ban Nhiếp ảnh của Văn phòng indochinois de tourisme et de propagande, chụp ảnh, cộng tác chặt chẽ với các nhiếp ảnh gia Việt Nam như Ngọc Chấn , Nguyễn Huy Kỳ, Đào Văn Thân và thu thập các bộ sưu tập phong phú cho ấn phẩm du lịch và tài liệu.
PHỐ HÀNG CHÉN - Rue des Tasses.
Phố này trước đây chuyên bán các thứ bát, đĩa, ấm, chén bằng sứ nên lấy tên mặt hàng mà đặt có phố. Có một thời phố này còn bán các bát, đĩa, đồ sứ nhập từ Trung Quốc nên được gọi là phố Bát ngô. Thời thuộc Pháp đoạn đường đó cùng với phố Hàng Đồng bây giờ là một phố với cái tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Phố Hàng Đồng thuộc địa phận thôn Yên Phú, còn phố Bát Sứ thuộc đất thôn Đông Thành.
Người dân phố Bát Sứ lâu đời đa số gốc ở mấy làng từ Hà Đông ra như Tả Thanh Oai, Cự Đà, Bình Đà, đa phần có họ Nguyễn, họ Bùi, họ Phạm.
Những cửa hàng trông sang chợ Đông Thành ở đoạn phố này có nghề buôn đồ sứ từ lâu đời. Hàng đồ sứ buôn lại của người Tàu ở Hàng Bồ, Hàng Buồm, có những thứ như thống, lộc bình, chậu hoa, bát đĩa ấm chén sản xuất ở bên Trung Quốc.
Des flamboyants en fleurs-un pousse-pousse et des passants devant le bazar japonais Yamada dans la rue des Tasses
PHỐ HÀNG THIẾC - Rue des Ferblantiers.
Hàng Thiếc là một phố nhỏ được lưu danh đến ngày nay cũng bởi nơi này khi xưa đã phát triển nghề đúc thiếc làm đồ gia dụng. Là một phố cổ, hình thành thời Lê, Hàng Thiếc nổi tiếng từ xa xưa:
“Rủ nhau đi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay”
Phố Hàng Thiếc dài khoảng 130m. Một đầu của Hàng Thiếc là phố Hàng Nón, đầu kia giáp với ngã tư Bát Đàn - Thuốc Bắc.
Nơi này là đất lành của người làng Phú Thứ (Hoài Đức). Họ và người dân ở các vùng miền khác nhau về đây cùng phát triển nghề làm đồ gia dụng bằng thiếc. Đây là một nghề thủ công phát triển từ thời Lê. Sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng của thời đại và đời sống dân sinh. Đó là những cây đèn thắp dầu lạc, cây nến, lư hương, ấm pha chè, khay đựng đồ uống chè, bao đựng chè… Vì vậy mà tên nghề đã trở thành tên phố. Trải mấy trăm năm tên phố vẫn còn đến ngày nay, cho dù nghề làm thiếc đã mai một.
Un pousse-pousse devant des boutiques-surplombées de flambloyants enfleurs.
PHỐ HÀNG ĐỒNG - Rue du Cuivre.
Xưa kia đây vốn là đất của hai thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú, chỉ cách nhau bằng con sông Tô Lịch. Khúc sông ở giữa hai thôn dần dần bị lấp và hai đoạn phố trực chỉ ở đôi bờ sông thành ra nối liền với nhau, vì thế thời Pháp được đặt một tên chung là Rue du Cuivre (phố Hàng Đồng). Dân ta thì gọi là phố Hàng Mã.
-----
Un étalage d'objets en cuivre (trépieds-vases...)-à l'intérieur d'une boutique-dans la rue du Cuivre
PHỐ HÀNG TRỐNG - Rue Jules Ferry.
Một nghệ nhân đang vẽ tranh tại cửa hàng của mình.
Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Un artisan au travail dans sa boutique d'images peintes-au n 24 de la rue Jules Ferry.
Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Trống, Hàng Nón của Hà Nội xưa.
Dòng tranh này cũng như các dòng tranh phổ biến khác đều có hai dòng tranh chính là tranh thờ và tranh Tết. Nhưng chủ yếu là tranh thờ dùng trong sinh hoạt tín ngưỡng phục vụ đền phủ của Đạo giáo nhất là tranh thờ của Đạo Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy, Nam Định), như tranh Tứ Phủ cộng đồng, Bà chúa thượng ngàn, Mẫu Thoải, Ngũ Hổ, Ông Hoàng cưỡi cá, cưỡi ngựa, cưỡi rắn, Ông Hoàng Mười, Bà Chúa Ba, Đức Thánh Trần… rất đẹp. Loại tranh này thường được các cụ chạm bằng vàng hay bạc thật dát mỏng. Tranh Tết thì Chúc phúc, Tứ quý,…
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có lẽ dòng tranh Hàng Trống xuất hiện từ khoảng thế kỷ 16 và thịnh nhất vào khoảng cuối thế 19, đầu thế kỷ 20 và sau đó dần suy tàn
Cửa hàng bán tranh thờ và vật phẩm tôn giáo tại phố Hàng Trống.
-----
L'intérieur d'une boutique d'objets cultuels.
PHỐ HÀNG GAI - Rue du Chanvre.
Bán lồng đèn vào những dịp Trung thu.
Un étalage de jouets en papier huilé devant une boutique-dans la rue du Chanvre.
PHỐ HÀNG XŨ - Rue des Cercueil.
( Thời thuộc Pháp đặt tên là “Rue Pouyanne”. Từ năm 1945 phố chính thức mang tên Lò Sũ )
Phần lớn phố Lò Sũ đi qua đất của các thôn Sơ Trang, Tả Lâu (tổng Tả Túc) và Nhiễm Thượng (tổng Hữu Túc), huyện Thọ Xương cũ.
Trên phố Lò Sũ xưa kia có nhiều cửa hiệu chuyên đóng và bán áo quan, thế nhưng trong những đền thờ nghề sũ trên phố lại thờ tổ nghề mộc và nghề rèn, bởi vì phần lớn những người thợ sũ đều xuất thân từ hai nghề này. Dân phường Hàng Sũ phần lớn gốc từ làng Liễu Viên, Phương Dực (Thường Tín) lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp cách đây hơn 200 năm. Tuy nhiên, nghề hàng sũ trên phố này từ lâu đã biến mất, chỉ còn lại tên gọi mà thôi.
Une boutique de cercueils-dans la rue des Cercueil.
PHỐ HÀNG NÓN - Rue des Chapeaux.
-----
Une exposition d'objets votifs en papier à l'entrée d'un temple dans la rue des Chapeaux
PHỐ HÀNG CHÉN - Rue des Tasses.
La rue des Tasses bordée de flamboyants en fleurs.
Bình luận của bạn