Triển lãm Phố cổ trong tranh của Bùi Xuân Phái

Thứ 6, 01/03/2024, 13:57 (GMT+7)

Chia sẻ

Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị, từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng càphê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo quy luật “giá trị thặng dư của thời gian.” Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân Bùi Xuân Phái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình./.

.


.

Giai đoạn khởi đầu 1950 đến 1960

Từ năm 1950-1960, Bùi Xuân Phái chưa định hình rõ phong cách và cũng chưa chuyên sâu hẳn vào một đề tài nào, ông thường có vẽ những bức mang tính thể nghiệm, đột phá theo trường phái hiện đại lúc bấy giờ, tiêu biểu như những bức khỏa thân và tĩnh vật được thể hiện theo trường phái lập thể.

Bức Phố Hàng Thiếc được vẽ vào năm 1952

Bức Phố Hàng Thiếc được vẽ vào năm 1952

Bức tranh phố đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, bức phố Hàng Phèn, vào năm 1940 khi ông mới 20 tuổi

Bức tranh phố đầu tiên của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái, bức phố Hàng Phèn, vào năm 1940 khi ông mới 20 tuổi

Ông cũng có một số bức vẽ phố cổ, được thể hiện kỹ lưỡng và nhiều chi tiết nhưng chưa độc đáo (giai đoạn về sau này là tranh phố của ông luôn được khái quát và lược bỏ đi nhiều chi tiết trong thực tế). Bức “Phố Hàng Thiếc” (sơn dầu), được Bùi Xuân Phái vẽ năm 1952, chữ ký bên góc phải cho thấy lúc đó họa sỹ ký cả họ và tên. Bức này được nhà văn Nguyễn Tuân bày tại phòng khách rất lâu.

Có thể chia ra mảng đề tài vẽ phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái ra ba giai đoạn:

– Từ 1960 đến 1970: Thời kỳ Nâu
– Từ 1970 đến 1980: Thời kỳ Ghi xám
– Từ 1980 đến 1988: Thời kỳ Lam

Thời kỳ Nâu từ 1960 đến 1970

kiệt tác sơn dầu trên bố “Phố cổ Hà Nội” của danh họa Bùi Xuân Phái (giai đoạn sáng tác khoảng 1968 - 1972) có giá khởi điểm 77.000 USD và kết quả đấu giá là 102.000 USD.

Kiệt tác sơn dầu trên bố “Phố cổ Hà Nội” của danh họa Bùi Xuân Phái (giai đoạn sáng tác khoảng 1968 - 1972) có giá khởi điểm 77.000 USD và kết quả đấu giá là 102.000 USD.

Hà Nội kháng chiến, sơn dầu, 1966

Hà Nội kháng chiến, sơn dầu, 1966

“Ngõ Phất Lộc”

“Ngõ Phất Lộc”

Phố cổ Hà Nội luôn là niềm cảm hứng bất tận của người họa sĩ

Phố cổ Hà Nội luôn là niềm cảm hứng bất tận của người họa sĩ

Góc phố 2 (1970); Chất liệu sơn dầu.

Góc phố 2 (1970); Chất liệu sơn dầu.  

Ngõ Phát lộc 2 (1968); Chất liệu sơn dầu.

Ngõ Phát lộc 2 (1968); Chất liệu sơn dầu.

Phố phái 2 (1967); Chất liệu sơn dầu.

Phố phái 2 (1967); Chất liệu sơn dầu.

Xe bò trong phố cổ (1972); Chất liệu sơn dầu.

Xe bò trong phố cổ (1972); Chất liệu sơn dầu.

Phố Ô Quan Chưởng (1963)

Phố Ô Quan Chưởng (1963)

Phố trong tranh ông rất vắng, vắng đến độ đìu hiu, không người ở, không số nhà, cô liêu và trầm tư như tiếng thở dài.

Ô Quan Chưởng_Tranh của Bùi Xuân Phái (Thuộc sưu tập Trần Hậu Tuấn).

Ô Quan Chưởng_Tranh của Bùi Xuân Phái (Thuộc sưu tập Trần Hậu Tuấn).

Phố Hàng Bạc_Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố Hàng Bạc_Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố Tạ Hiện _ Tranh của Bùi

Phố Tạ Hiện _ Tranh của Bùi

Có thể nói Thời kỳ Nâu mang dấu ấn đặc trưng nhất về phong cách, tinh thần của Bùi Xuân Phái. Những bức vẽ trong thời kỳ này phản ánh khung cảnh của phố cổ Hà Nội nguyên chất nhất, chưa bị sửa sang, cơi nới. Cũng không lấy làm lạ khi phần nhiều những người Hà Nội có tuổi và am hiểu mỹ thuật thường yêu thích thời kỳ này hơn cả, trong khi giới trẻ và người ngoại quốc lại nồng nhiệt yêu thích Thời kỳ Lam.

Tranh ông trong giai đoạn này thường bàng bạc nỗi buồn da diết, cô đơn, hoài cổ, như tiếc nuối một thời tuổi trẻ đã mất, phố thường vắng bóng người qua, các căn nhà có cửa mặt tiền luôn đóng chặt với dáng vẻ trầm mặc, những mái nhà thâm nâu của khu phố cổ im lìm dưới sức nặng của bầu trời xám như dự báo một cơn giông sắp ập xuống. Điều đặc biệt là các ô cửa chỉ được mô tả bằng một vệt mầu thẫm.

Đây là thời kỳ sung sức và cũng khốn khó nhất trong sự nghiệp nghệ thuật của Bùi Xuân Phái. Tranh ông nhuốm vẻ trầm buồn sâu xa, nét bi ai, sự cô đơn khốn khổ. Tranh tựa như một phương tiện giải tỏa ẩn ức nội tâm cũng như ý thức về sự bất lực của ông trước cuộc đời.

Hiện nay, những bức tranh được các nhà sưu tập đặt giá cao nhất vẫn thuộc về những tác phẩm được vẽ trong Thời kỳ Nâu. Thí dụ như bức “Hà Nội kháng chiến” (vẽ năm 1966) đã được khởi giá là 200.000 USD trên trường quốc tế.

Thời kỳ Ghi xám từ 1970 đến 1980

Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972

Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972

 Tác phẩm

Tác phẩm "Phố Hàng Mắm” (sơn dầu, 1984).

anh của Bùi Xuân Phái. (Nguồn: TT&VH)

Tranh của Bùi Xuân Phái. (Nguồn: TT&VH)

Hà Nội những năm 1970 -1980 trong tranh của Bùi Xuân Phái.

Hà Nội những năm 1970 -1980 trong tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972

Phố cổ Hà Nội – Sơn dầu 1972

Phố Mã Mây _ Tranh sơn dầu trên bìa sách của Bùi Xuân Phái (sưu tập Trần Hậu Tuấn).

Phố Mã Mây _ Tranh sơn dầu trên bìa sách của Bùi Xuân Phái (sưu tập Trần Hậu Tuấn).

Những góc phố Hà Nội

Những góc phố Hà Nội

Phố cắt giấy

Phố cắt giấy 

Đền Bạch Mã _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Đền Bạch Mã _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Không nên hiểu là hễ thấy bức mang tông màu nào là xếp nó vào thời kỳ đó. Thường thì các chuyên gia chỉ cần thoáng nhìn đã biết ngay bức tranh đó được vẽ vào thập niên nào, bởi ngoài gam mầu và bút pháp, người ta còn căn cứ vào cảnh và người trong tranh của ông.

Thời kỳ xám có điểm nổi bật nhất là trên phố không còn người đàn ông mặc áo dài và cầm ô đi trên hè phố nữa. Những người bán dong cũng có trang phục khác, các ô cửa sổ được vẽ kỹ lưỡng và chi tiết hơn, xe bò không được phép đi vào thành phố nữa nên không hiện diện trong tranh ông.

Trong thập niên 70, họa sỹ rơi và cảnh khó khăn, ngặt nghèo cả về kinh tế lẫn tinh thần. Trong nhật ký, ông từng viết: “Cuộc sống nào thấy gì vui? Chỉ thấy kinh khủng và kinh khủng.”

Thời kỳ này Bùi Xuân Phái vẽ tranh phố cổ Hà Nội bằng bột mầu, nhiều bức được vẽ trên giấy báo, được thể hiện với gam mầu ghi xám. Phố trong tranh ông đã bớt đi vẻ cô liêu, trầm mặc, nét vẽ tung tẩy, nhẹ nhàng, nhiều bức phố của ông ngả dần theo hướng trừu tượng, nhiều bức mang tính chất thể nghiệm… Đây là giai đoạn hưng phấn và được sáng tác nhiều tranh cùng các đề tài khác trong sự nghiệp của ông

Thời kỳ Lam từ 1980 đến 1988

Khi một tuyệt tác được tạo ra, chất chứa trong đó là biết bao trải nghiệm và tấm lòng của người họa sĩ

Khi một tuyệt tác được tạo ra, chất chứa trong đó là biết bao trải nghiệm và tấm lòng của người họa sĩ

Mái ngói cong cong hay sạp báo sáng sớm đều là những hình ảnh đời thường rất Việt Nam

Mái ngói cong cong hay sạp báo sáng sớm đều là những hình ảnh đời thường rất Việt Nam

Góc phố

Góc phố 

Phố Đêm _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố Đêm _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố đêm _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố đêm _ Tranh của Bùi Xuân Phái.

Ô Quan Chưởng trong tranh Bùi Xuân Phái

Ô Quan Chưởng trong tranh Bùi Xuân Phái

Phố Hàng Giày _ Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Phố Hàng Giày _ Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

dầu của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Phố mưa_Sơn dầu của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Phố đêm_Sơn dầu của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài).

Phố đêm_Sơn dầu của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài).

Phố mưa_Sơn dầu của Bùi Xuân Phái(sưu tập nước ngoài).

Phố mưa_Sơn dầu của Bùi Xuân Phái(sưu tập nước ngoài).

Phố Gia Ngư

Phố Gia Ngư

Hà Nội phố_Tranh của Bùi Xuân Phái.

Hà Nội phố_Tranh của Bùi Xuân Phái.

Phố mưa_Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Phố mưa_Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Chợ Hàng Bè _ Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Chợ Hàng Bè _ Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

1985 (sưu tập Trần Hậu Tuấn). Đây là góc phố Bát Đàn đoạn đường tầu rẽ về phố Hàng Gà

1985 (sưu tập Trần Hậu Tuấn).
Đây là góc phố Bát Đàn đoạn đường tầu rẽ về phố Hàng Gà

Tám năm cuối cùng của cuộc đời, tác phẩm của họa sỹ Bùi Xuân Phái được mời đi triển lãm ở nhiều nước, nên công chúng Việt và thế giới biết đến tên tuổi ông nhiều hơn. Lúc này tranh phố của ông mới nhẹ nhõm hơn, xuất hiện những gam mầu ấm của nắng, của tà áo đỏ qua đường…

Giá trị của các phố cổ là giá trị của thời gian lắng đọng ở những mái ngói, những bức tường rêu phong của chúng. Bùi Xuân Phái cũng đã từng nhận xét là trong sự rêu phong cổ kính có “màu thời gian.”

Thời gian cũng đã làm cho các bức tranh của ông càng ngày càng có giá trị, từ chỗ mỗi bức chỉ đổi được vài lạng càphê, dăm bao thuốc lá dưới thời bao cấp, đến chỗ mỗi bức là cả một gia tài theo quy luật “giá trị thặng dư của thời gian.” Tuy nhiên, thời gian đã làm điều này quá chậm đối với cá nhân Bùi Xuân Phái, hay nói cách khác là ông đã không ở lại trần thế để thụ hưởng thành quả lao động nghệ thuật của mình./.


CHUYỆN KỂ VỀ TRANH PHỐ CỦA HỌA SỸ BÙI XUÂN PHÁI QUA HỌA SỸ BÙI XUÂN PHƯƠNG

Phố Hàng Bạc là con phố thuộc vào loại sầm uất nhất của khu phố cổ Hà Nội, một điểm đến của bất cứ du khách nào khi đặt chân đến thủ đô. Trong kho tàng những tác phẩm vẽ về phố cổ Hà Nội của Bùi Xuân Phái thì phố Hàng Bạc được thống kê là được ông vẽ nhiều nhất. Đứng sau nó là phố Mã Mây, phố Hàng Bè, phố Hàng Tre…những con phố này cũng liên thông, chạm ngay vào con phố Hàng Bạc. Phố Hàng Bạc nổi tiếng trong tranh Bùi Xuân Phái đến nỗi nó được đưa cả vào sách hướng dẫn du lịch. Nhiều lần có những đoàn khách khẩn khoản đề nghị mình đưa dẫn họ đến tận nơi góc phố mà Bùi Xuân Phái đã đứng vẽ. Thế nhưng, ngày nay phố cổ ở Hà Nội đã biến mất, đến lại phố Hàng Bạc còn đâu thấy những ngôi nhà hình ống hai tầng với những mái nhà chồng diêm, mái ngói cong, lô xô và mềm mại với những cánh cửa mặt tiền đóng chặt, bình yên, lặng lẽ như trong những bức tranh Phố Phái, nhưng vì không muốn làm bạn thất vọng, lần nào mình cũng hứa hẹn sẽ có dịp và tìm cách chuyển sang đề tài khác.

Phố Hàng Bạc

Phố Hàng Bạc

Những mái nhà Hà Nội_ Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái.

Nếu ta ngắm nhìn tranh Phố Phái với tiềm thức trừu tượng, bỗng nhiên ta thấy nó kỳ ảo hơn vì dường như Bùi Xuân Phái vẽ phố cổ cũng chỉ là một cái cớ để ông vẽ trừu tượng, nhớ có lần ông nói: “Nhịp điệu của những khu phố cổ Hà Nội rất hội họa, nó luôn làm tôi ngạc nhiên bởi sự bất ngờ với những biến đổi không thể hiểu được của nó” Trong cuốn Viết Dưới Ánh Đèn Dầu, Bùi Xuân Phái viết: “Hà Nội có rất nhiều vẻ đẹp mà mỗi vẻ đẹp lại thích hợp với mỗi người. Có những cái đẹp mới và lại có cả những cái đẹp cũ, thí dụ những căn nhà cổ Việt Nam.

Phố cổ, những căn nhà cổ vào tranh rất dễ đẹp. Nhịp điệu của nó không đều đều như những căn nhà cao tầng, nhà lắp ghép. Chúng ta thấy có cái cao, cái thấp, cái to, cái nhỏ, cái lùi vào, cái nhô ra. Người vẽ về mặt tạo hình và bố cục có rất nhiều thuận lợi. Về màu sắc nó mang nhiều màu thời gian. Có nhiều mảng tường tưởng như là bẩn, không phải đâu. Nó rất đẹp đối với những đối tượng biết nhìn thấy, biết khám phá những loang lổ, những dấu vết thời gian ấy thêm vào óc tưởng tượng của người nghệ sĩ sẽ tạo ra những cái đẹp bất ngờ.

Vẽ phố cổ, nhà cổ Hà Nội mà quá nặng về ghi chép cho đúng thì tranh sẽ mang ít chất hội họa, về phần này nên nhường chỗ cho nhiếp ảnh hoặc điện ảnh. Chúng ta đều biết cái đẹp của tranh, phần cốt yếu vẫn là phần sáng tạo của nghệ sĩ.”

Những mái nhà Hà Nội_ Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái.

Những mái nhà Hà Nội_ Tranh sơn dầu của Bùi Xuân Phái.

Ô Quan Chưởng_ Tranh của Bùi Xuân Phái

“Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt

Nước còn cau mặt với tang thương…”

Có câu chuyện do người bạn của Bùi Xuân Phái kể lại mình nghe về bức tranh Ô Quan Chưởng, bức này được xem là một trong những tranh đẹp nhất của Bùi Xuân Phái ở thập niên 60, nhưng tác phẩm này đã bị một vị quan chức nhận xét trước khi khai mặc triển lãm:

-Hừm, thế này mà là tranh à ?! chắp tay sau lưng, vị quan này đứng lâu trước bức tranh, ngắm nghía

– Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam đang tiến lên chủ nghĩa xã hội hay là một thành phố chết? Các đồng chí nhìn xem : phố Hà Nội không người, chỉ có nắng chang chang với hoa phượng rụng đầy như máu, có một chiếc xích-lô thì người đạp xích-lô cũng đi đâu mất… Giá mà xa xa, ở hậu cảnh có lấy vài cái cần trục chứng tỏ chúng ta đang xây dựng thì còn tha thứ được, đàng này… !

Bức tranh đó ngay lập tức bị loại khỏi cuộc triển lãm. Người bạn của Bùi Xuân Phái kể xong câu chuyện, ông đưa lời nhận xét:

-Tôi buồn cho thân phận họa sĩ nước ta thời ấy. Nào họ có muốn đấu tranh với ai hay muốn ám chỉ, chống phá cái gì đâu. Họ chỉ muốn được sống yên để làm công việc mình yêu thích. Mà cũng không yên thân !

Nghe câu chuyện, tôi thầm nghĩ, cũng may là lúc đó không có mặt tác giả ở đó, nếu không chắc ông sẽ phải trả lời câu hỏi của vị lãnh đạo: “Người đạp xích lô đi đâu?” Và không biết người họa sĩ sẽ phải trả lời ra sao?

Sau vụ ‘tai nạn’ về bức tranh bị loại trong cuộc triển lãm, trong một bữa trà dư tửu hậu, có người bạn đã hỏi đùa Bùi Xuân Phái:

– Vậy thật tình thì chiếc xe xích lô bỏ không đó, thế thằng lái xích lô bỏ đi đâu?

Bùi Xuân Phái cũng đã ngà ngà say, ông cười đáp:

-Nó đi bộ đội rồi!

Ô Quan Chưởng_ Tranh của Bùi Xuân Phái

Ô Quan Chưởng_ Tranh của Bùi Xuân Phái

Phố Hàng Giày _ Tranh của Bùi Xuân Phái (sưu tập nước ngoài)

Nếu không dựa vào những bức ảnh tư liệu, sẽ rất khó để tìm lại những góc phố mà họa sĩ Bùi Xuân Phái đã đứng vẽ. Đây là góc phố Hàng Giày, một góc phố cổ Hà Nội được họa sĩ yêu thích và nó đã đi vào rất nhiều tác phẩm của ông.

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác