Quán ngon trên phố

Thứ 6, 20/12/2024, 06:55 (GMT+7)

Chia sẻ

Hà Nội nói chung và Khu Phố Cổ nói riêng có nhiều món ăn ngon, nhưng du khách cần lưu ý về dịch vụ và giá cả. 36pho xin chia sẻ quán ăn ngon không 'chặt chém' và cho biết ẩm thực thành phố rất đa dạng, và hội tụ tinh hoa ẩm thực. Dưới đây là các hàng quán mà 36pho và bạn bè sống tại thành phố hay ghé ăn, cũng chia sẻ mẹo để tránh bị chặt chém, chờ đợi lâu khi dùng bữa, đặc biệt vào dịp cao điểm du lịch.

Phong vị tinh tế của ẩm thực Hà Nội

Người Hà Nội tinh tế trong việc chọn nguyên liệu, kết hợp gia vị hài hòa tính nóng - lạnh, tạo ra các món ăn thưởng thức theo mùa trong năm.

Với vị trí trung tâm miền Bắc, Hà Nội có sẵn nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú, từ vùng núi đến đồng bằng cùng các loại thủy hải sản nước ngọt. Bên cạnh đó, khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt cũng mang đến cho Hà Nội hương vị ẩm thực đa dạng. Nhờ vậy, người Hà Nội luôn chú trọng "mùa nào thức nấy", như món rươi chỉ thưởng thức vào "tháng 9 đôi mươi, tháng 10 mùng 5". Ngoài khí hậu, các mùa lễ hội cũng là dịp để du khách thưởng thức nhiều món ăn cầu kỳ, đặc trưng phong vị của người Tràng An như lễ hội chùa Hương, Cổ Loa, Gióng...

3-10-1.jpg

Nhắc đến đặc sản thủ đô, không thể thiếu bún thang. Có nhiều cách giải thích về ý nghĩa tên bún, có người nói là do món ăn được tạo nên từ rất nhiều nguyên liệu: thịt gà, giò, tôm, củ cải khô, trứng tráng, nấm, hành, rau răm... và phải nấu tỉ mỉ, giống cân đo từng thang thuốc. Lại có người cho rằng, bún thang là một phiên bản của món "đán hoa thang" trong cung đình, nơi sinh sống của vua chúa. 

Chả cá Lã Vọng cũng là một thức quà đặc trưng của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Đây là một trong số những món ăn truyền thống hiếm hoi được người dân biết tận cội rễ. Theo tích xưa, vào một ngày năm 1871, vợ của thợ sơn Đoàn Xuân Phúc sống tại số 14 Hàng Sơn (nay là phố Chả Cá) mua được con cá lăng lớn. Bà nướng chả đãi khách, không ngờ món ăn lại được ưa thích. Để món chả cá chuẩn vị Hà Nội, người nấu phải đảm bảo thịt cá được lọc xương, tẩm ướt kỹ rồi rán trong chảo mỡ đến khi vàng thơm, ngấm gia vị. Cá ăn cùng rau thì là và hành hoa, kết hợp bún và mắm tôm để tạo hương vị hài hòa, đặc trưng. Giờ đây cũng đã rất nhiều quán như vậy mở ra để có thể phục vụ đại chúng với giá cả phải chăng.

Ẩm thực Hà Nội còn nổi tiếng với món ngan nướng riềng mẻ hoặc sả. Riềng và mẻ là hai gia vị miền Bắc, nếu riềng cay nồng, tính nóng thì mẻ thanh chua, tính mát, kết hợp tạo nên hương vị hòa quyện đặc biệt, thể hiện nét tinh tế trong việc kết hợp các loại gia vị của người Hà Nội. Giờ đây, các đầu bếp tại gia thường thêm dầu hào, hạt nêm cùng nước tương Maggi đậm đặc để món ăn đạt được sắc thái hương vị truyền thống. 

Món ăn góp phần tạo nên danh tiếng ẩm thực Hà Nội là phở bò. Được ví như một "bản giao hưởng hương vị", phở bò được CNN bình chọn là một trong 30 món ăn ngon nhất toàn cầu năm 2018. Người Hà Nội ăn phở vào buổi sáng, với những miếng thịt bò tươi mềm, sợi phở trắng ngần và hành hoa xanh ngắt. Không chỉ là một món ăn, phở được xem như biểu tượng về nét ăn uống thanh lịch và lòng hiếu khách của người Việt. 

7-8-1.jpg

Người Hà Nội tỉ mỉ từ cách nêm nếm gia vị, chọn đủ nguyên liệu trước, trong và sau bữa ăn. Đặc biệt, ẩm thực nơi đây không thể thiếu rau thơm hay một ly chè tráng miệng. Một bữa ăn với người Hà Nội không chỉ là thời điểm để ăn, còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Vì vậy, Hà Nội được mệnh danh là nơi đại diện của truyền thống ẩm thực hướng về gia đình, cộng đồng của người dân Việt.

Các tín đồ ẩm thực có thể tham gia đóng góp công thức biến tấu món ngon từ nguyên liệu địa phương và chung tay kiến tạo bản đồ nguyên liệu và công thức món ăn tại đây.

Kinh nghiệm ăn uống ở Hà Nội để không bị chặt chém

Muốn đi du lịch Hà Nội và chén đẫy các món ngon mà lại không lo bị hét giá thì hãy tham khảo cẩm nang chân kinh do Cuồng tham khảo và tổng hợp sau nhé!

2.1 Tìm hiểu trước về các quán ăn trên mạng.

Cũng như bất cứ nơi nào khác, khi đến thăm thủ đô Hà Nội bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin như giá cả các dịch vụ, địa chỉ ăn uống uy tín… Việc này sẽ giúp bạn không bị rơi vào cái bẫy của những người nói thách cũng như tránh được những điểm thường “chặt chém” khách hàng. Ngoài ra, điều này cũng giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, thói quen và sự khác biệt của Hà Nội so với các địa phương khác. So với mặt bằng chung, giá cả một số dịch vụ ở Hà Nội thường cao hơn. 

Hiện nay, các trang review đồ ăn Hà Nội đã vô cùng phổ biến trên mạng rồi. Bạn có thể vào các trang này, tìm hiểu địa chỉ những quán ăn ngon giá rẻ tại Hà Nội để có thể thưởng thức đặc sản Hà Thành mà không lo bị “cháy túi”. Ngoài ra, bạn cũng có thể tránh được những quán ăn chất lượng tồi mà lại đắt, hay chặt chém khách du lịch hoặc thậm chí tránh được những quán bún chửi, cháo chửi ở Hà Nội, nơi người bán hàng chửi thực khách như hát hay. Còn nếu bạn có thể nghe người ta léo nhéo bên tai mà vẫn ăn ngon lành hoặc muốn thử một lần ăn bún chửi thì có thể thử xem. 

2.2 Nên chọn những quán có menu niêm yết giá hoặc hỏi giá trước khi ăn

Hà Nội là thiên đường của các quán đồ ăn vỉa hè, tuy nhiên nét văn hóa ẩm thực đường phố này đôi khi cũng làm khó dễ du khách. Bởi việc tìm cái thực đơn niêm yết giá ở những hàng quán này là không hề dễ. Thậm chí nhiều quán còn ghi giá bằng ba chữ số không (0) phía sau mà bỏ trống chữ số quan trọng ở đằng trước, khách hàng kỹ tính hỏi, họ sẽ nói rõ giá. Còn khách dễ tính sẽ rơi vào trường hợp bị tính giá trên trời. 

3-4-1.jpg

Do vậy, khi vào hàng nào, trước khi ăn bạn cũng phải hỏi giá vì nếu để khi ăn uống xong xuôi thì chẳng cãi lại được. Việc này có thể khiến chủ quán chỉ hơi khó chịu một chút nhưng còn hơn là bị tính giá cao bất ngờ sau khi ăn. Tuy vậy, có một số trường hợp dù đã thống nhất giá cả nhưng sau đó vẫn nhận được những mức giá khác hơn so với giá thương lượng vì một vài thứ tưởng chừng chỉ là đồ gọi thêm, món phụ hay gia vị cũng bị tính tiền.

Để thu hút khách du lịch, nhiều nhà hàng, quán ăn thường đưa ra mức giá rất hấp dẫn nhưng khi tính tiền du khách lại phải trả thêm các khoản phí khác có khi mắc gấp 3-4 lần giá niêm yết ban đầu. Chiêu trò phổ biến nhất là tính thêm tiền rau, tiền bún, tiền cá… của món lẩu với lý giải rằng giá niêm yết trên thực đơn chỉ là giá nước lẩu.

Thông thường, các quán ăn phục vụ miễn phí các gia vị như chanh, tương ớt, kể cả khăn ướt, giấy ăn... Tuy nhiên, tại các điểm du lịch, du khách có thể bị tính phí nếu sử dụng những thứ này. Do đó, trước khi sử dụng hoặc xin thêm bất kỳ thứ gì du khách nên hỏi xem có tính phí hay không. Đây là điều không quá xa lạ ở một số quán làm ăn kiểu “chụp giật”. Vậy nên để cho chắc chắn, bạn có thể lựa chọn thanh toán ngay.

2.3 Kiểm tra kỹ hóa đơn

Bên cạnh việc “chặt chém”, nhiều quán ăn hay  trả vờ “lẩm cẩm”, tính sai tiền, tính thêm món, thêm đĩa hoặc ghi thêm một số món ăn thực khách không gọi. Do đó, bạn cần kiểm tra lại hóa đơn xem có đúng những món mình đã gọi không, số lượng đĩa ăn ra sao và cộng lại tổng tiền trước khi thanh toán.

2.4 Đừng ngại mặc cả

Không chỉ ở Hà Nội, nói thách giá là tình trạng phổ biến tại hầu hết các điểm du lịch trên thế giới và tại Việt Nam. Nếu bạn không tinh ý sẽ rất dễ bị nói thách với giá “trên trời” và rơi vào cảm giác đang bị lừa, vừa ăn lại vừa rước bực vào người. Nhất là với du khách nước ngoài hoặc du khách nói giọng miền trong thì một số bà bán hàng theo kiểu chụp giật ở Hà Nội hay nói thách với giá trên trời nên các bạn cần mặc cả trước khi mua đồ ăn nha. Nhiều bà bán hàng ở Hà Nội cứ mặc định thấy khách Tây hoặc Việt Kiều là đồng loạt hét giá vì những vị khách này mặc định là nhiều tiền, chỉ vào quán một lần rồi đi nên là phải chặt đẹp.

14-2-1.jpg

Nhiều quán hàng ở Hà Nội, đặc biệt là trong khu phố cổ vẫn làm ăn theo lối cũ là cứ chặt chém được khách nào hay khách đấy vì khách tứ xứ biết khi nào họ quay lại. Với khách quen thì không sao, các bà rất dễ tính, bán đúng giá và nhiều khi còn thêm nước dùng, thêm thịt… nhưng với khách lạ vào quán thì khả năng bị chặt chém là rất cao. Chính vì thế mà bạn phải lên kế hoạch cụ thể về những địa điểm vui chơi, check kỹ trên mạng để xem quán đó có mang tiếng chặt chém khách hay không và đừng ngại mặc cả. Nếu đi du lịch Hà Nội mà trong nhóm có bạn nào mặc cả siêu thì càng tốt, biết đâu bạn sẽ được chén no bụng đặc sản Hà Nội với giá rẻ bất ngờ thì sao!

2.5 Thuộc số điện thoại đường dây nóng

Do “lạ nước lạ cái” và không muốn xảy ra tranh chấp trên đường du lịch, nhiều du khách thường ngậm bồ hòn làm ngọt khi bị “chặt chém”. Tuy nhiên, chính hành động này lại là yếu tố khiến những kẻ “chặt chém” ngày càng lộng hành hơn. Lời khuyên cho du khách khi gặp phải tình huống này là nên lưu lại số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan chức năng địa phương để phán ánh trong trường hợp cần thiết.

pho-am-thuc-ha-noi-3-1.jpg

Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về nạn “chặt chém”, chèo kéo, lừa đảo và đeo bám khách du lịch tại Hà Nội là 0941336677. Đường dây này hoạt động 24/24. Ngoài ra, du khách cũng có thể đến quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch tại Vườn hoa Lý Thái Tổ trên đường Lê Thạch để phản ánh.

2.6 Đặt tour du lịch Hà Nội trọn gói với các công ty lữ hành

Cuối cùng, nếu bạn đi du lịch Hà Nội thì có thể đặt tour du lịch Hà Nội trọn gói với các công ty du lịch. Các hướng dẫn viên dày dạn kinh nghiệm sẽ đưa bạn đến những quán ăn ngon để thưởng thức đặc sản Hà Thành mà họ lại biết rõ giá cả, nên bạn sẽ không  lo bị chém đẹp. Ngoài ra, các công ty du lịch còn có thể hỗ trợ bạn đặt phòng khách sạn, thuê xe di chuyển, mua vé vào các khu tham quan, khu vui chơi, dịch vụ hoặc thậm chí là mặc cả khi mua hàng để không bị chặt chém, mua hớ.

Đi du lịch Hà Nội, bạn đừng lo bị chặt chém, đó chỉ là do bạn chưa biết lựa chọn quán ăn phù hợp và khéo léo mặc cả, hỏi giá một chút thôi. Chúc các bạn có chuyến du lịch Hà Nội no bụng mà không sợ tốn tiền!

36pho biên tập

Bình luận của bạn