Ở Hà nội người ta thì thoảng nghe thấy những cái tên nước ngoài để chỉ địa danh đường phố hay vườn hoa. Nhiều người không để ý nhưng cũng có những người đến bây giờ vẫn thắc mắc vì vẫn chưa hiểu, thí dụ như dốc Laforge, vườn hoa Pastuer hay phố Yersin…
Jul 2022
Con phố duy nhất mang tên người nước ngoài tại Hà Nội
Phố Yec Xanh nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), con đường được đặt theo tên một bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông Alexandre Émile Jean Yersin (1863 – 1943).
Alexandre Yersin – bác sĩ người Pháp có đóng góp lớn lao trong y học của Việt Nam
Ông là người đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis, đối với nền Y học Việt Nam ông là người thành lập và cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
Nhưng đóng góp của Yersin
Ngày 21/6/1893, Yersin phát giác Cao Nguyên Lâm Viên, cao 1.500 mét. Năm 1899, Paul Doumer toàn quyền Đông Dương cho thiết lập nơi ấy một trung tâm nghỉ mát cho người Âu châu, sau này là thành phố Đà Lạt.
Phát triển cây cao su (hévéa brasiliensis)
Năm 1897, Yersin với sự giúp đỡ của Vernet (kỹ sư nông nghiệp) bắt đầu trồng cây cao su tại Suối Dầu. Năm 1909, diện tích trồng cao su tại Suối Dầu lên đến 100 hecta đã giúp Viện Pasteur Nha Trang cân bằng ngân sách và không phải xin trợ cấp.
Nhập chủng cây quinquina
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, Việt Nam rất thiếu thuốc quinine để điều trị sốt rét. Từ năm 1923, Yersin cho trồng cây quinquina trên cao nguyên Lang Bian. Nhờ sự giúp đỡ của nhà hóa lý học Lambert, chỉ 2 năm 1937-1938, diện tích trồng quinquina đạt tới đến 671 hecta. Nhân công đã thu hoạch được hơn 41 tấn vỏ quinquina, chế tạo được 3.227kg sulfate de quinine, nhờ vậy Đông Dương đã tự túc được quinine.
Thành lập viện Pasteur Nha Trang
Với số tiền ít ỏi 5.000 đồng bạc do toàn quyền Đông Dương trợ cấp, Yersin lập một phòng thí nghiệm đơn sơ tại bờ biển Nha Trang và xây dựng tại Khánh Hòa một trại nuôi trâu bò, lừa ngựa, cùng thỏ, chuột, dùng cho việc thí nghiệm.
Ngày mới thành lập, Viện Pasteur Nha Trang chỉ là một phòng thí nghiệm cũ kỹ, với dãy chuồng ngựa sơ sài có tên gọi Phòng Thí nghiệm Yersin. Phòng gồm có các phòng thí nghiệm, bào chế thuốc, nhà giải phẫu, chuồng nuôi súc vật, lầu chứa nước, nhà máy nước đá… Nhiệm vụ của phòng là sản xuất thuốc, đào tạo cán bộ, nghiên cứu về bệnh sốt rét và các loại vi trùng, ký sinh trùng gây bệnh cho người, súc vật và thảo mộc.
Từ năm 1899, Viện Pasteur Nha Trang dần dần nghiên cứu sản xuất huyết thanh và thuốc trị bệnh dịch tả trâu bò và các bệnh gia súc.
Sự ra đi của Alexandre Yersin để lại nhiều nuối tiếc cho người dân Việt Nam
Là một người nước ngoài nhưng dành nhiều thời gian của cuộc đời sinh sống tại Nha Trang, ông yêu quý và sống gần gũi với cư dân trong vùng. Ông khám bệnh miễn phí cho người nghèo, lắp đặt kính thiên văn trên nóc nhà để quan sát báo bão cho làng chài. Khi có bão, ông gọi dân làng đến trú ngụ ở nhà ông và cung cấp thực phẩm cho họ.
Năm 1943, Yersin qua đời để lại nhiều ký ức sâu đậm cho nhân dân Việt Nam. Ông để lại Di chúc: “Tôi muốn được chôn ở Suối Dầu. Yêu cầu giữ tôi lại tại Nha Trang, đừng cho ai đem tôi đi nơi khác. Mọi tài sản còn lại xin tặng hết cho Viện Pasteur Nha Trang và những người cộng sự lâu năm. Đám tang làm giản dị, không huy hoàng không điếu văn”. Nhân dân trong vùng gọi ông một cách thân mật là Ông Năm. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh đều có những con đường được đặt tên để vinh danh ông. Thậm chí quần thể mộ của Yersin ở Suối Dầu, thư viện Yersin ở Viện Pasteur (Nha Trang) được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Đây được xem là trường hợp duy nhất trên cả nước cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho một người nước ngoài. Làng Tân Xương ở Suối Dầu còn thờ cúng ông như một thành hoàng.
Trên đường YEC XANH còn có một vườn hoa mang tên Pastuer, ông được vinh danh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Vườn hoa Pasteur được người dân biết đến như một công viên xanh, tô đẹp cho các con phố lân cận và là nơi tập thể dục, sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Trên đây là những thông tin về con phố Yecxanh và những đóng góp to lớn của bác sĩ Alexandre Émile Jean Yersin đối với nền y học Việt Nam. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Bình luận của bạn