Theo một số kiến trúc sư, kiểu thiết kế này được gọi là “nhà hộp diêm”, một lối thiết kế đặc trưng của nhà cổ Hà Nội vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kiểu thiết kế này vừa giúp chủ nhà kinh doanh, vừa có thể sinh sống.
Trong khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay, chỉ còn ít nhà “hộp diêm” vẫn còn tồn tại. Trong đó, ngôi nhà 42 phố Hàng Cân được đánh giá là “báu vật” nhà cổ ở thời hiện đại.
Nhà cổ 130 tuổi, hình “hộp diêm” hiếm hoi của Hà Nội.
Trong khu vực “36 phố phường” của Hà Nội, phố Hàng Cân là một trong những tuyến phố được hình thành sớm nhất. Vào thời Pháp thuộc, phố Hàng Cân được gọi là “rue des Balances”, dịch tiếng Việt nghĩa là Hàng Cân. Sau năm 1945, tên phố được trả lại như cũ.
.
Sở dĩ có tên gọi là Hàng Cân, vì thời xưa, nơi này sản xuất và bày bán các loại cân ta, tức cân vọt ngang có quả cân bằng đồng hoặc sắt. Cho tới nay, không còn bất kỳ hộ dân nào làm cân ta. Trong ký ức của nhiều người Hà thành, phố Hàng Cân luôn là tuyến phố sầm uất bậc nhất khu phố cổ Hà Nội.
Giống như nhiều tuyến phố khác trong khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Cân hiện nay vẫn còn giữ được một số nếp nhà cổ, có tuổi thọ trên 100 tuổi. Trong đó, ngôi nhà có kiến trúc độc đáo nhất nằm ở số 42 Hàng Cân.
Được biết, ngôi nhà được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cho tới nay đã được hơn 130 tuổi. Người xây dựng ngôi nhà là cụ Trần Hữu Lập (người gốc Hà Nội), người sáng lập ra cửa hiệu Ích - An nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20. Cụ Lập có 2 người con trai, con trai cả là ông Trần Hữu Đạt và người con trai út là cố GS Trần Hữu Tước.
,
Theo những người cao niên sống tại phố Hàng Cân, cửa hiệu Ích - An giống như một “siêu thị” thời bây giờ, bên trong chuyên bán các sản phẩm như bi đất, chè ướp hoặc giấy dó.
.
Ngôi nhà có dạng hình ống, 2 tầng, tổng diện tích là 108 m2, bao gồm 5 khu vực sinh hoạt. Vào thời điểm mới được xây dựng, ngôi nhà số 42 là công trình cao nhất, to nhất ở khu Hàng Cân - Hàng Bồ.
Theo thiết kế, khu vực mặt tiền ngôi nhà được làm nơi kinh doanh, tại đây vẫn còn lưu giữ tấm biển hiệu Ích - An. Ở tầng 1, có một phòng khách, 2 giếng trời để lấy ánh sáng vào nhà, phòng bếp và nhà vệ sinh. Trong khi đó, tầng 2 của ngôi nhà được sử dụng làm nơi sinh hoạt của cả gia đình.
.
Điều đặc biệt, tầng 2 được làm gần như hoàn toàn bằng gỗ lim, bao gồm các công trình như sàn nhà, cột gỗ, cửa sổ, cửa ngoài, hệ thống cầu thang...
Theo một số kiến trúc sư, kiểu thiết kế này được gọi là “nhà hộp diêm”, một lối thiết kế đặc trưng của nhà cổ Hà Nội vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Kiểu thiết kế này vừa giúp chủ nhà kinh doanh, vừa có thể sinh sống.
.
Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian, con người và quá trình đô thị hóa, 70% công trình gỗ trong nhà đã bị hư hỏng nặng và phải thay thế bằng các nguồn vật liệu hiện đại. Trong đó, phần ngói của nhà được đưa xuống, làm nguyên liệu để nâng nền nhà lên cao.
.
Dù vậy, khung nhà vẫn được con cháu cụ Trần Hữu Lập giữ gìn nguyên vẹn và tiếp tục bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Bình luận của bạn