Làng nghề mây tre đan truyền thống

Thứ 6, 23/08/2024, 18:48 (GMT+7)

Chia sẻ

Làng Phú Vinh có diện tích 821.39 ha, nằm ở xã Phú Nghĩa, phía Tây Nam huyện Chương Mỹ, cách thị trấn Chúc Sơn 5 Km, cách trung tâm Hà Nội 25 Km. 

Trong phát triển làng nghề thủ công truyền thống, nghề mây tre đan chiếm một vị trí quan trọng. Trải qua hàng trăm năm phát triển, nghề mây tre đan luôn giữ được những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại, có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Làng nghề Phú Vinh là một ngôi làng tiêu biểu nhất trong sản xuất mây tre đan, tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và tinh xảo, phát huy sáng tạo đưa sản phẩm làng nghề dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mây tre đan. Ngoài ra, ngôi làng còn có kiến trúc độc đáo và nhiều sản vật đặc thù.

Giới hạn khu đất nghiên cứu ở ngôi làng: Phía Bắc giáp với xã Đông Quang, xã Cộng Hòa ( Huyện Quốc Oai), xã Chi Phương; Phía Nam giáp với xã Trường Yên; Phía Đông giáp với xã Ngọc Hòa; Phía Tây giáp với xã Đông Phương Yên.

Văn hóa nghề truyền thống làng Phú Vinh

Lịch sử phát triển nghề truyền thống:

Theo dòng lịch sử, nghề mây tre đan truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 400 năm. Làng Phú Vinh được hình thành từ năm 1700, với tên gọi ban đầu là làng Phú Hoa Trang (Trời phú cho dân có bàn tay lụa), vì người dân nơi đây có bàn tay khéo léo, điệu nghệ, giỏi đan lát mây tre.

Và cứ thế, theo nghề “cha truyền con nối”, những đứa trẻ làng Phú Vinh lớn lên đã gắn bó với cây mây, cây tre, nắm lòng bàn tay các thuộc tính của từng cây tre, từng sợi mây. Dần dần, mây tre đan đã phát triển trở thành nghề truyền thống của làng Phú Vinh. Những người thợ lành nghề càng ngày càng tạo ra nhiều các sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh xảo, đa dạng về mẫu mã, chủng loại.

Hiện trạng sản xuất, mô hình sản xuất:

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh không chỉ đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong nước mà còn tiến đến các thị trường khó tính trên thế giới. Lượng hàng xuất khẩu ra các nước Trung Quốc, Nhật và một số nước Châu Âu chiếm đến 60% tổng sản phẩm, còn trong nước là 40%.

Sản phẩm truyền thống:

Trước đây, đồ mây tre đan Phú Vinh sản xuất chủ yếu là để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: Thúng mủng, dần, sàng, túi, hộp … Ngày nay, làng có nhiều mẫu mã, chủng loại đòi hỏi kỹ thuật cao như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi câu đối, chim thú hay sản phẩm gốm sứ quấn mây, các đồ dùng trang trí nội thất như: chao đèn, rèm cửa…

- Sợi nan lúc thì chẻ thành từng ống tròn, lúc chẻ thành 7 hoặc 9 nan mỏng.
 
- Mây sau khi chuốt được phơi ngoài nắng cho thật khô, để nước trong sợi mây thoát hết ra ngoài.
 
- Nhiều hộ gia đình cùng tham gia sản xuất.
 
- Sản phẩm nghề của làng có kỹ thuật cao.S

Sản phẩm hiện đại:

Mây, tre không chỉ có tính dẻo dai dễ tạo hình mà còn rất bền, theo nghệ nhân Hoàng Văn Hạnh các sản phẩm mây tre đan nếu biết giữ tuổi thọ của sản phẩm có thể trên cả tuổi thọ con người. Anh cũng cho rằng: Mây, tre không chỉ là nguyên liệu ứng dụng trong trang trí, nội thất, thời trang, vật dụng đời sống,… mà còn có thể sử dụng trong thiết kế công trình nhà ở.

- Sản phẩm có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao.
- Sản phẩm mây tre đan khi kết hợp với ánh sáng lấy tạo hình thân cây luồng.
- Tác phẩm mây tre đan tạo hình 3D.
- ội thất hiện đại.
- Tranh nghệ thuật.
 
Kỹ thuật chế biến:

Gồm 2 công đoạn: Phơi sấy và chẻ mây. Mây được đem ra chẻ thành các nan mỏng, người thợ sẽ tùy theo từng sản phẩm mà lựa chọn cách chẻ nan riêng. Các nan được đem chuốt để bóng và mượt mà hơn; sau đó chúng được phơi khô, ngâm nước, đem sấy thêm một lần nữa để sợi mây có độ dẻo cao.

Để sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều bước, từ khâu chọn mua, xử lý nguyên liệu, đến chế tác sản phẩm. Nguyên liệu mua về được phơi tái. Sau đó cho vào bể ngâm hoá chất khoảng 10 ngày để chống mối mọt. Sau đó vớt tre ra để nghiến mấu, cạo vỏ, dùng giấy giáp đánh bóng và phơi tre khô.

Công đoạn tiếp theo là đưa tre vào lò, dùng rơm, rạ hoặc lá tre để hun lấy mầu, sản phẩm có mầu nâu tây hay nâu đen, là do yêu cầu của khách hàng. Sau khi hun lấy mầu, đưa tre ra khỏi lò để nguội và đưa lên uốn thẳng. Bước vào công đoạn đóng đồ, những người thợ cả chọn nguyên vật liệu để cắt ra các mặt hàng sao cho phù hợp những sản phẩm được ra đời. Màu sắc của sản phẩm có nhiều loại, có thể là từ màu nguyên thuỷ của mây hun hay được hỗ trợ qua cách pha chế sơn PU.

Lẩy mấu là công đoạn đầu tiên của chế biến mây. Cây mây dù dài hay ngắn cũng chỉ cắt mỗi đoạn 3m, nắn cho đoạn mây thẳng rồi mới lẩy mấu. Chẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khá cao. Cây mây thường có các đốt không đều nhau, bởi thế, khi chẻ cần chú ý điều khiển thật khéo sao cho các phần to và nhỏ phải đều nhau. Yêu cầu chủ yếu của việc chẻ mây là các sợi mỗi loại phải thật đều. Loại sợi to để đan cạp các sản phẩm thường. Loại sợi nhỏ dùng để làm những loại hàng quý, hay để tạo các loại hoa cầu kỳ… Kỹ thuật chẻ lẻ khi làm nan sợi tre, mây của ta chính là một sáng tạo quý báu. Tùy thanh tre, cây mây to, nhỏ mà quyết định chẻ chẵn hay chẻ lẻ. Để tạo một cỡ sợi mây, nếu chẻ cây mây nhỏ làm tư, làm sáu thì chẻ cây to hơn làm bảy hoặc chín sợi.

Các nan sau khi chẻ được đem chuốt để có những sợi mây mượt mà, phẳng bóng, sau đó được phơi ngoài nắng cho thật khô, để nước trong sợi mây thoát hết ra ngoài. Để cho sản phẩm có độ đa dạng về màu sắc, sau khi sấy các sợi mây sẽ được nhúng vào các chậu lá cây sòi băm nhỏ đã được nấu sôi. Đây là cách tạo màu hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất giúp cho sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và có độ bền màu cao tới 30-40 năm.

Không gian hoạt động nghề:

Theo cấu trúc làng xã truyền thống, các hoạt động du lịch chủ yếu tập trung tại các hộ và xưởng sản xuất nghề là chính. Thôn Phú Vinh đã xây dựng nhà trưng bày các sản phẩm mây tre đan, mở cửa đón tiếp khi có đoàn tham quan và sơ đồ hóa các điểm tham quan khu lịch trên địa bàn như: vị trí nhà các nghệ nhân, điểm nhà cả, cổng cổ, chùa, cây cổ thụ…để phục vụ du khách tham quan. Tuy nhiên, các điểm tham quan không có gì đặc sắc, chưa thực sự mang đến cho du khách cảm xúc của một làng nghề truyền thống.

Hạ tầng, môi trường chưa được đầu tư: ngoài đường trục chính được đổ nhựa, trục thôn đổ bê tông thì các con ngõ chỉ rải đá sỏi, trời mưa khó di chuyển. Bãi đỗ xe cho du khách hiện tại là sân thể thao thôn, tuy nhiên địa điểm này chưa được nâng cấp dẫn đến thương xuyên bị lầy lội.

Phú Vinh đã bị tác động của quá trình đô thị hóa. Cảnh quan, kiến trúc làng nhìn chung đã bị biến đổi theo hướng tiêu cực, cổng làng không có, ao làng dân bị lấp gần hết, không có không gian để trưng bày sản phẩm… Nhiều nhà ở cao tầng mọc lên, hàng rào tường bê tông đồ sộ phá vỡ không gian kiến trúc cảnh quan của làng xã truyền thống.

Công trình di sản truyền thống làng Phú Vinh

Sơ đồ vị trí các di sản, di tích

 Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dấu ấn lịch sử
Công trình kiến trúc di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc truyền thống, dấu ấn lịch sử.
 
Thống kê di tích xã Phú Nghĩa

Xã Phú Nghĩa có 8 di tích được xếp hạng di tích lịch sử gồm: đình, quán thôn Phú Vinh ; đình, quán thôn Quan Châm; đình, quán thôn Khê Than, quán và chùa thôn Đồng Trữ – hiện đang xuống cấp cần tôn tạo.

Ngoài ra còn có đình, quán thôn Phú Hữu chưa được xếp hạng, chùa Cổ Ngỗng (xóm Thượng) thôn Phú Vinh xuống cấp cần tôn tạo.

Chùa Nghĩa Hảo, chùa Hạ và chùa Phú Hữu nâng cấp và cải tạo tại vị trí cũ.

 

 .

Đình Đồng Trữ (Đình Phú Vinh).
Đình Đồng Trữ (Đình Phú Vinh).
 
 Quán Phú Vinh.
Quán Phú Vinh.
 
 Cổng cổ.
Cổng cổ.
 
 Chùa Phú Vinh.
Chùa Phú Vinh.
 
 Nhà thờ họ Nguyễn Văn.
Nhà thờ họ Nguyễn Văn.
 
 Nhà thờ họ Nguyễn Trọng.
Nhà thờ họ Nguyễn Trọng.
 
 Giếng cổ.
Giếng cổ.
 
Di sản phi vật thể làng Phú Vinh

Là một làng truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, làng Phú Vinh có nhiều di sản phi vật thể có giá trị cao như nghề truyền thống làm nón lá, về ẩm thực, lễ hội, thơ ca… và gắn bó mật thiết với các hoạt động lễ hội cũng như thường ngày của dân làng.

Lễ hội và nghệ thuật biểu diễn

Theo báo cáo, lễ hội làng Đồng Trữ, xã Phú Nghĩa được tổ chức ngày 16 và ngày 17/3 (tức ngày 11 và 12/2 năm Kỷ Hợi); lễ hội Quán Bà – thôn Đồi Chè, xã Thanh Bình được tổ chức ngày 18 và 19/3 (tức ngày 13 và 14/2 năm Kỷ Hợi) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của các vị Thành Hoàng làng. Cả hai lễ hội truyền thống đều diễn ra với chương trình đó là: phần lễ gồm tế lễ, dâng hương và rước kiệu truyền thống. Phần hội diễn ra các hoạt động như: giao lưu văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian…

Ẩm thực, sản vật đặc thù: Là yếu tố quan trọng

Làng Phú Vinh có món bánh cuốn ngon nổi tiếng trong vùng. Theo Nguyễn Văn Trung – Trước đây từng là chủ nhiệm CLB nghệ nhân; hiện nay chỉ dạy nghề chứ không sản xuất, thì món bánh cuốn làng Phú Vinh được nhiều người dân trong ngoài làng cũng như du khách ưa thích. Ngoài ra ở chợ Chuông còn có món bánh đúc lạc cũng được bày bán thường xuyên trong các phiên chợ và là một món ăn dân dã gắn bó với cuộc sống người nông dân.

Các phong tục, tập quán tiêu biểu (cưới hỏi, lễ hội, hương ước, quan hệ dòng tộc, láng giềng…)

Ở làng Phú Vinh có một số họ phổ biến là họ Phạm và họ Lê (đặc biệt là họ Lê Đình) với số lượng lớn các gia đình mang quan hệ huyết thống với nhau và thường tập trung ở thôn Quang Trung.

Lễ hội lớn nhất hàng năm của làng Phú Vinh diễn ra vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch. Ban khánh tiết người dân dành nhiều tuần trước đó để chuẩn bị cho các hoạt động lễ và hội trong sự kiện hàng năm này. Theo lãnh đạo xã và người dân thì cứ năm năm lại có một lần rước lễ từ đầu làng đến cuối làng.

Theo ghi nhận từ những người cao tuổi ở làng thì trong lễ hội làng có những hoạt động sôi nổi như hát dô, hát quan họ, chọi gà đặc biệt là trò chơi nấu cơm thi. Các đội thi (mỗi đội ba người) có 20 phút để nấu chín cơm. Sau khi vo gạo, một người vừa đi vừa gánh hai niêu và hai người đốt lửa theo sao cho cơm chín đòi hỏi sự khéo léo của người chơi.

Ca dao, tục ngữ, câu chuyện truyền miệng về lịch sử phát triển

Là một làng xã truyền thống có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, người dân làng Phú Vinh có nhiều câu ca dao đã trở thành quen thuộc nói về các hoạt động lễ hội, nghề làm nón. Tất cả các thơ và ca dao đều toát lên tình cảm yêu mến và tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương.

Người dịch và giải nghĩa: TS. Trần Xuân Hiếu
Trường Đại học Xây Dựng
© Tạp chí Kiến trúc

Bình luận của bạn

Tin khác