Ngôi nhà 38 Hàng Đào, nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa). Đình được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII) với quy mô rộng rãi. Trong chiến tranh, đình bị phá huỷ. Khoảng năm 1856 (niên hiệu Tự Đức, Bính Thìn), ngôi đình đã được trùng tu.
Đình Đồng Lạc 38 Hàng Đào, năm 1915
Đình Đồng Lạc Năm 1915. Ảnh màu: Léon Busy
Phố Hàng Đào. Năm 198X ( Năm 1953. ngôi nhà trở thành cửa hàng bách hóa)
Phố Hàng Đào Năm 1975. Ảnh : Thomas Billhardt
Phố Hàng Đào. Năm 1994 (Trần Quang Dũng chụp từ một cuốn sách}
Đình Đồng Lạc Năm 2004. Trần Quang Dũng chụp từ một cuốn sách
Năm 1941, đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng. Tầng một sử dụng để ở, điện thờ được đưa lên tầng hai. Trước và sau nhà có sân trồng cây. Ngôi nhà còn giữ lại được tấm bia đá cách đây hơn 150 năm (một di vật hiếm có ở các đình Hà Nội) và một số họa tiết trang trí của đình.
Ngôi nhà được cải tạo, bảo tồn từ đầu năm 2000 và khánh thành vào tháng 4 năm 2000. Nơi này giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống, kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại cũng như những thông tin về bảo tồn, tôn tạo phố cổ.
Công trình được kiến tạo, bảo tồn
Ngôi đình mới được trùng tu lại. Năm 1941 (niên hiệu Bảo Ðại 15), đình được xây dựng lại với qui mô 2 tầng. Nhà chủ buôn bán và sinh sống ở tầng 1, tầng 2 dành cho điện thờ. Năm 1953 ngôi nhà trở thành cửa hàng bách hoá. Công việc tôn tạo được tiến hành từ tháng 2/2000 và kết thúc vào tháng 4/2000. Nhà 38 Hàng Ðào được chọn làm nơi giới thiệu kỹ thuật xây dựng truyền thống kết hợp kỹ thuật tôn tạo hiện đại. Kiến trúc sư Tô Thị Toàn, người trực tiếp chỉ đạo thi công tại đây cho biết vật liệu xây dựng là bê tông cốt thép kết hợp với gỗ: sàn bê tông, cầu thang bê tông lát gỗ.
Phương án thiết kế
Phối cảnh công trình
Mặt cắt nhà sau khi kiến tạo, bảo tồn
Cửa của ngôi nhà được thiết kế theo phương thức cửa giữa cao, cửa hai bên thấp theo kiểu cửa của đình chùa xưa: Cửa giữa cao dành cho vua, quan; cửa bên nhỏ, thấp dành cho dân thường.Gian điện thờ trên tầng 2 được phục hồi nguyên dạng. Hoạ tiết trên các chấn song cửa, lan can được giữ nguyên theo mẫu cũ còn lại. Ngôi nhà 38 Hàng Ðào không những trở thành điểm du lịch mà còn là nơi đặt trụ sở của Ban quản lý phố cổ Hà Nội. Tại đây bạn còn có thể tìm hiểu thêm những thông tin về phố cổ, nhà cổ của Hà Nội có kiểu cửa của đình chùa xưa: Cửa giữa cao dành cho vua, quan; cửa bên nhỏ, thấp dành cho dân thường. Gian điện thờ trên tầng 2 được phục hồi nguyên dạng. Hoạ tiết trên các chấn song cửa, lan can được giữ nguyên theo mẫu cũ còn lại. Ngôi nhà 38 Hàng Ðào không những trở thành điểm du lịch mà còn là nơi từng đặt trụ sở của Ban quản lý phố cổ Hà Nội, giờ đây là nơi trưng bầy triển lãm theo chuyên đề.
LongVietArch biên tập
Bình luận của bạn