Giữa lòng Hà Nội, Trung tâm Giao lưu Văn hóa ngày ngày kể chuyện 36 Phố Phường

Thứ 2, 25/09/2023, 17:11 (GMT+7)

Chia sẻ

Một ngày khi đang đi thong dong giữa dòng người trên phố Đào Duy Từ, một tòa nhà ba tầng khiến tôi thấy tò mò. Mặt tiền nhà được trang trí tông vàng rực, đầy lồng đèn, chậu hoa cúc, cuộn tơ tằm óng ánh hiện lên như ốc đảo bình an giữa nhịp sống sôi động của khu phố. Đó là trụ sở của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hà Nội.

Nằm an nhiên trong lòng Phố cổ, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hà Nội mang trong mình một kho tàng kiến thức, điển tích xưa về kiến trúc và lịch sử thủ đô.

Một ngày khi đang đi thong dong giữa dòng người trên phố Đào Duy Từ, một tòa nhà ba tầng khiến tôi thấy tò mò. Mặt tiền nhà được trang trí tông vàng rực, đầy lồng đèn, chậu hoa cúc, cuộn tơ tằm óng ánh hiện lên như ốc đảo bình an giữa nhịp sống sôi động của khu phố. Đó là trụ sở của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Hà Nội.

Trái ngược với gam màu nổi bật của bề ngoài, không khí bên trong hơi tối và yên ắng. Gian phòng chính là nơi diễn ra các cuộc triển lãm, giao lưu, trưng bầy ...

Lên gác trên, khách tham quan chắc sẽ phân vân về dãy bàn trông khá trống trải, nhưng khi bước lại gần, họ có thể bị choáng nhợp trước lượng thông tin và hiện vật được trưng bày xoay quanh lịch sử thiết kế đô thị của thủ đô Hà Nội.

Phần thông tin chú thích, viết bằng tiếng Việt, Anh và Pháp, lần theo hơn 1,000 năm lịch sử của 36 phố phường, bắt đầu từ thời Hoàng đế Lý Thái Tổ quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội ngày nay) vào năm 1010. Vị trí địa lý của kinh đô mới nằm ở điểm giao thoa của nhiều đường thủy, thuận tiện cho giao thương và chuyên chở hàng hóa. Dần dà, thợ thủ công và thương lái từ khắp nơi rời làng xã và đổ về đây an cư lạc nghiệp, tạo thành những cộng đồng nghệ nhân đặc thù trên các con phố.

Khi người Pháp đô hộ và nắm quyền cai quản Bắc Bộ cũng là lúc Phố cổ trải qua một giai đoạn bước ngoặt. Triển lãm chính ở Trung tâm Giao lưu cũng minh họa cho thời kì giao thoa này. Hàng loạt tranh ảnh cùng phần thuyết minh cho thấy chế độ thực dân đã làm nhiều cách để “dọn dẹp” thành phố. Chính quyền thuộc địa tin rằng cách sống “nhà quê” của cư dân thuộc địa là kém văn minh.

Trung tâm của khu vực triển lãm tập trung khai thác tiến trình thay đổi của kiến trúc Phố cổ, được diễn họa bằng các mô hình và tranh vẽ nhà ống. Cấu trúc này có cái tên như vậy sở dĩ vì chúng thường dài như ống (có thể trải dài đến 60m), thường là được xây bằng gỗ. Thời thuộc địa, nhiều nhà cửa được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển (Neoclassical) nhưng vẫn sử dụng chất liệu kiến trúc truyền thống của Việt Nam. Đến thập niên 1930, trào lưu Art Deco cũng bắt đầu hiện hữu rõ nét khi các công trình sử dụng bê tông làm vật liệu.

Phong cách kiến trúc trên các con phố tiếp tục đổi thay trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, vì hàng loạt khu phố, làng xã ở Hà Nội bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom mìn và chiến sự, đồng thời vật liệu xây dựng cũng khan hiếm trong thời bao cấp. Xi măng bị bạn chế, do đó người dân dù được phép cơi nới nhà cửa nhưng cũng chỉ có thể sử dụng vật liệu tái chế. Sau cải cách kinh tế vào những năm 1980, dân số Hà Nội gia tăng đáng kể, và do đó, kiến trúc đô thị cũng phải thay đổi để thích nghi.

Triển lãm kết thúc khá đột ngột với một căn phòng kính trống trơn và  ti-vi không hoạt động. Chỉ có một số bảng thuyết minh trình bày thông tin về những thay đổi vĩ mô đang xảy đến với di sản kiến trúc Hà Nội — cách các tòa nhà chọc trời, khách sạn và cao ốc văn phòng đang dần thế chỗ cho nhà cổ, phá vỡ đường nét kiến trúc hài hòa của Phố cổ. Nhằm giúp giữ gìn ít bản sắc còn sót lại của khu vực, chính phủ đã cho Phố cổ vào danh sách di sản văn hóa quốc gia vào năm 2004, và ấn định nhiều quy định vào năm 2013 để bảo tồn bề dày lịch sử kiến trúc của Phố cổ.

Tôi bất ngờ trước cách triển lãm được giám tuyển và trình bày nghiêm túc và khách quan về lịch sử của thành phố Hà Nội. Một số ít góc trưng bày kết thúc  gượng ghịu, nhưng nhìn tổng thể, chuyến tham quan, dẫu hơi ngắn, đã làm tốt việc cung cấp một cái nhìn dẫn nhập về dòng thời gian của Phố cổ, cả thời thuộc địa và trong bối cảnh hiện đại hóa bây giờ.

Nơi trái tim của thủ đô cũng là trung tâm du lịch, văn hóa, giao lưu. Nhưng không ít người, cả du khách và dân cư Hà Nội, chỉ biết đến lịch sử Phố cổ một cách khá sơ sài. Trung tâm Giao lưu Văn Hóa cho ta thấy được tiến trình đô thị hóa qua từng thời kì của khu phố giàu lịch sử này, và hơn thế nữa, nhắc ta nhớ rằng ta phải trân trọng và bảo vệ nó trước áp lực thương mại hóa, bê tông hóa hiện nay.

Trung tâm được xây dựng lại gồm 3 tầng nổi và 1 tầng bán hầm. Tầng hầm được bố trí là nơi triển lãm các dự án trùng tu, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trong khu phố cổ Hà Nội. Tầng 1 là nơi tổ chức các triển lãm định kỳ, kết hợp không gian đọc sách, tra cứu. Tầng 2 là nơi tổ chức triển lãm cố định, giới thiệu lịch sử văn hóa khu phố cổ Hà Nội. Tầng 3 tổ chức hội thảo, giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Điểm nổi bật về kiến trúc của Trung tâm là hệ thống cột và khung kính trên cao, kiến trúc này được coi là mô phỏng lại hình dáng nhà ống trong phố cổ Hà Nội, với các sân trong,

36phophuong.vn 

Bình luận của bạn

Tin khác