Giới thiệu về chợ gốm Bát Tràng

Thứ 6, 08/03/2024, 00:49 (GMT+7)

Chia sẻ

Chợ mở cửa từ 8h đến 19h hàng ngày. Chợ gốm Bát Tràng có hơn 100 gian hàng với các mặt hàng chủ yếu là đồ gia dụng, đồ thờ và đồ trang trí… làm bằng chất liệu gốm sứ. Chợ gốm Bát Tràng Hà Nội cũng là nơi đổ buôn đồ gốm cho nhiều vùng, miền trong cả nước.

  1. Địa chỉ và giờ mở cửa

Địa chỉ: X. Bát Tràng, H. Gia Lâm, TP. Hà Nội
Giờ mở cửa: 07:30 (mùa hè) hoặc 08:30 (mùa đông) – 17:30
Chợ gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách bởi không chỉ là nơi buôn bán gốm sứ mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc. Khu chợ nằm trong làng gốm Bát Tràng, cách trung tâm Hà Nội 15km về phía Đông Nam.

2. Hướng dẫn đi lại đến chợ gốm sứ Bát Tràng

Đến chợ gốm Bát Tràng từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn có thể sử dụng xe buýt. Hãy tới trung chuyển Long Biên và bắt xe buýt số 47 để đến làng gốm Bát Tràng. Chợ chỉ cách bến xe khoảng 400m, rất thuận tiện cho việc đi lại.

Nếu muốn trải nghiệm tự do, bạn có thể chọn xe máy hoặc ô tô cá nhân để đến chợ gốm Bát Tràng. Hành trình đơn giản, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Vĩnh Tuy, rẽ phải theo đê Sông Hồng sẽ đưa bạn đến điểm đến độc đáo.

3. Đánh giá về chợ gốm Bát Tràng Gia Lâm Hà Nội

Chợ gốm Bát Tràng có diện tích lớn với hàng trăm cửa hàng trưng bày đa dạng sản phẩm gốm sứ của làng nghề cổ. Thăm làng gốm, bạn sẽ trải qua những trải nghiệm độc đáo với nhiều hoạt động hấp dẫn:

3.1. Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đa dạng về mẫu mã và giá cả

Chợ gốm Bát Tràng trưng bày nhiều loại sản phẩm như gốm sứ mỹ nghệ, trang trí, đồ gia dụng, đồ thờ cúng và gốm sứ xây dựng… Sản phẩm đều được đánh giá cao về chất lượng với thiết kế đẹp mắt, hoạt tiết tinh tế và được phủ nước men quý. Đến chợ gốm Bát Tràng, bạn có thể chọn lựa nhiều sản phẩm phù hợp để sử dụng hoặc làm quà lưu niệm Hà Nội với giá từ vài nghìn đồng đến cả chục triệu đồng.

3.2. Nơi trải nghiệm nghệ thuật nặn gốm độc đáo

Ngoài việc mua sắm, các gian hàng và doanh nghiệp tại chợ gốm Bát Tràng còn cung cấp dịch vụ nặn gốm. Bạn sẽ được tham gia trải nghiệm nặn gốm trên bàn xoay, chuyển những khối đất sét thành những tác phẩm nghệ thuật. Những người thợ tài năng sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật và mang đến những khoảnh khắc đặc biệt với nghệ thuật gốm sứ.

Chợ gốm Bát Tràng – Địa điểm du lịch Hà Nội nổi tiếng

Đa phần các hộ kinh doanh ở đây khá lịch sự và thân thiện với khách, dù khách có mua hàng hay không. Các mặt hàng ở chợ gốm Bát Tràng bao gồm đồ lưu niệm như: hộp đựng bút, vòng tay, chuông gió, hình các con vật… với mức giá từ 5.000 – 50.000đ, thu hút nhiều khách du lịch mua làm quà lưu niệm. Tại chợ Bát Tràng, khách du lịch Hà Nội có thể mặc cả khi mua hàng, tuy nhiên hàng hóa ở đây không bớt nhiều. Lối đi trong chợ khá thoáng, sạch sẽ, không có hiện tượng chen lấn, xô đẩy. Tình trạng móc túi, lấy cắp đồ gần như không diễn ra.

Xe thồ – 1 phương tiện vận chuyển hàng hóa

Xe thồ – 1 phương tiện vận chuyển hàng hóa

Khách hàng có thể trải nghiệm nghề gốm bằng những dịch vụ vuốt – nặn – vẽ ngay tại chợ hoặc tại các xưởng gốm, xưởng dịch vụ quanh chợ, quanh làng. Giá của mỗi lần vuốt – nặn – vẽ dao động từ 20.000 – 50.000đ, tùy theo sản phẩm khách chọn để thực hiện. Du khách du lich Ha Noi cũng có thể mang những sản phẩm này về làm kỷ niệm. Ngoài cổng chợ có nhiều hàng ăn như: bánh tẻ, ngô khoai luộc, chè, nước mía, bún, phở… có giá hợp lý Bên cạnh bán lẻ, chợ gốm Bát Tràng Hà Nội cũng là nơi đổ buôn đồ gốm cho nhiều vùng, miền trong cả nước. Đa phần các hộ kinh doanh ở đây khá lịch sự và thân thiện với khách, dù khách có mua hàng hay không. trung tâm mua sắm Hà Nội, chợ ở Hà Nội, chợ Hà Nội, cho gom bat trang, Chợ gốm Bát Tràng Hà Nội Khi đi chợ gốm Bát Tràng Hà Nội, khách hàng nên chú ý: Khách mua hàng, du lịch hay bị “cò” chèo kéo các dịch vụ vuốt – nặn – vẽ. Khi khách không sử dụng dịch vụ, “cò” thường có những lời lẽ không hay. Để không bị “cò” chèo kéo lâu, khách mua sắm nên từ chối thẳng thắn. Hiện nay có nhiều đồ của Trung Quốc trà trộn vào và “gắn mác” đồ của Bát Tràng, ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của làng nghề đối với người tiêu dùng. Nhiều hộ kinh doanh mang xe máy, xe kéo, thậm chí cả xe tải vào chợ gây cản trở đường lưu thông. Đường đi sang Bát Tràng khá đông xe và nhiều bụi. Nếu đi xe máy, bạn nên trang bị đầy đủ kính, khẩu trang… Những người không biết đường có thể đi xe bus số 47 xuất phát từ Long Biên để sang chợ Bát Tràng. Tham khảo giá một vài cửa hàng trước khi quyết định mua sắm. Nếu có thời gian, bạn nên đi tham quan các xưởng gốm để hiểu hơn về nghề truyền thống lâu đời này.

Phong phú với hàng triệu mặt hàng, chợ gốm sứ quy tụ từ con thú đất nung nhỏ xíu cho đến chiếc lọ lục bình có giá chục triệu. Không chỉ đến mua bán, du khách còn được người dân làng cổ Bát Tràng giới thiệu công nghệ, tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống. Sáng sáng, hàng nghìn bạn trẻ Hà Nội, khách nước ngoài men theo bờ sông Hồng hoặc theo tàu du lịch trên sông về chợ. Họ thoả thích ngắm nhìn, sờ tận tay những sản phẩm gốm thuần Bát Tràng. Từ những loại bình, lọ, bát kiểu dáng và màu sắc đương đại đến những loại chén, đĩa cổ được phục chế, các bộ tranh, tượng nghệ thuật từ chất liệu gốm… Giới trẻ rất thích thú những chuỗi vòng gốm được trang trí hoa văn độc đáo, bầy thú xinh xắn…

xe trâu tham quan làng gốm

Xe trâu tham quan làng gốm

Không chỉ tự do xem hàng, du khách còn được chủ hàng giới thiệu các công đoạn sản xuất của mẫu hàng, cách vẽ hoa văn, phối màu men mà người thợ thủ công dày công nghiên cứu. Anh Phùng Văn Hữu, một chủ hàng cho hay, các hộ gia đình đưa sản phẩm ra chợ gốm mục đích chính là giới thiệu sản phẩm truyền thống tới khách thập phương, không đặt yếu tố kinh doanh lên hàng đầu. Do vậy, đây là chợ gốm duy nhất mà du khách có thể thoải mái xem hàng hoặc tìm hiểu về sản phẩm theo ý thích.

Theo một số bạn trẻ, ngoài mục đích mua bán đồ gốm sứ khi đến Bát Tràng, họ còn muốn tìm hiểu các công đoạn sản xuất, tinh hoa của sản phẩm gốm. Chợ gốm đã đưa họ gần gũi với sản phẩm gốm và người thợ.

quán hàng quà ở cổng chợ sứ

quán hàng quà ở cổng chợ sứ

Ông Trần Quốc Việt, Trưởng ban quản lý chợ, cho rằng, mong muốn của người dân Bát Tràng là giữ gìn và lưu danh thương hiệu truyền thống, tên hiệu tạo được chỗ đứng vững chắc trong kinh tế thị trường. Do vậy, sản phẩm của bà con đưa ra chợ gốm đều có chất lượng cao, giá bán hợp lý. Ngoài ra, chợ gốm xoá đi kiểu làm ăn “nhà nào biết nhà đấy”, các hộ dân đã giao thương, học tập nhau những kiểu thiết kế mới, màu men lạ, cùng đưa ra những ý tưởng cho sản phẩm độc đáo, mới lạ bởi họ là người tự sản xuất, thiết kế.

Theo ông Việt, hiện nay chợ đã có gần 100 gian hàng, song thời gian tới sẽ mở rộng hơn. Ngoài ra, sẽ bố trí khu vực giới thiệu sản xuất để du khách được biết 24 công đoạn sản xuất gốm, tự tay làm những sản phẩm theo ý thích. Như thế, du khách sẽ hiểu kỹ hơn về nghề truyền thống này.

36phophuong.vn

Bình luận của bạn

Tin khác